Nhắc đến Bình Thuận nhiều người trong chúng ta liên tưởng đến bờ biển xanh, những cồn cát trải dài, những vườn thanh long chín đỏ… nhưng sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua món dông cát nướng – món ăn đã trở thành đặc sản ẩn chứa biết bao hương vị làm níu chân bao du khách đến dải đất Nam Trung Bộ này…


Con dông thuộc họ bò sát, có kích thước lớn hơn thằn lằn, dông cát trưởng thành có chiều dài từ 50 cm – 70 cm; con dông cái chỉ có một màu da đất, còn dông đực thường có nhiều màu sặc sỡ. Khi gặp kẻ thù hay lúc nguy khó nó thường chạy rất nhanh nên người ta gọi nó là con dông. Dông thường sống nhiều ở nơi có đất cát ven biển hoặc đất mềm, nên có còn có tên là dông cát.
Hướng dẫn chế biến món Dông cát nướng muối ớt cuốn bánh tráng, rau thơm, nước chấm độc đáo – Dan Food
Cách chế biến món dông cát nướng như sau: trước hết hãy lựa những con mập, có kích thước của dông trưởng thành, vì nếu lựa những con nhỏ quá thì thịt dông sẽ rất bở, không ngon. Có hai cách làm dông nướng, dông nướng để nguyên da và dông nướng lột da, đa phần người dân địa phương thích ăn dông nướng để nguyên da, còn những thực khách còn lạ với món này thường chọn dông nướng sau khi đã lột sạch hết da.


Cách sơ chế là dùng một vật nặng đập vào đầu cho chúng chết điếng rồi bỏ vào nồi nước sôi đang có sẵn, đảo qua lại khoảng 1 – 2 phút là vớt ra liền tránh để lâu, thì sẽ chín quá dẫn đến bị nhão thịt, và có thể sẽ bị tanh, thịt sẽ không ngon. Sau đó dùng dao thái (không cần bén) hay dùng tay để kỳ sạch hết lớp da đất bên ngoài con dông,chỉ còn lại lớp da non bên trong. Tiếp theo dùng dao bén mổ dọc bụng con dông, lấy hết bộ ruột, chỉ để lại mật và trứng dông nếu có. Dùng dao nặng chặt hết phần ngón chân bỏ đi vì bộ phận này chỉ là móng nhọn, không ăn được.
Sau rồi mới rửa lại thật sạch bỏ vô tô rồi ướp gia vị. Cho vài tép sả băm nhuyễn, bỏ muối, tiêu, hạt nêm thêm một ít nước mắm Phan Thiết vừa phải để có thêm hương vị rồi trộn đều để ướp khoảng 30 phút. một điều đặc biệt là món dông nướng sau khi chế biến xong sẽ vẫn còn giữ được gần như trọn vẹn hương vị đặc trưng của món ăn bởi vì không phải trộn lẫn hay chế biến cũng với những thành phần hay nhiều chất phụ gia khác.
Sau khi gia vị thấm đều thì xếp dông ra vĩ và nướng trên than hồng đã chuẩn bị sẵn. Chú ý trong quá trình nướng phải trở đều liên tục để tránh thịt dông bị cháy khét. Nướng cho đến khi thấy dông đã chín vàng 2 mặt, những giọt mỡ của dông chảy ra từ thân dông vừa khô thì lúc đó thịt dông cát nướng mới chín giòn vừa dai. Chúng ta bày ra dĩa, trang trí cho đẹp mắt.


Dông cát nướng có thể ăn với bánh tráng nướng hoặc ăn với rau sống, bún và bánh tráng cuốn. Cho dông vào bánh tráng, cho thêm tí bún, rau sống cuốn lại rồi chấm nước mắm me thì không gì bằng. Thịt dông nướng thơm giòn, ngòn ngọt, dai dai như thịt gà luộc nên còn có tên gọi là “gà đất”. Mật dông có vị béo nhân nhẩn và để lại hậu vị thật ngọt. Trứng dông rất béo, bùi bùi dùng không ngán.
Những nông dân ở đây sau một ngày làm việc vất vả, buổi chiều quây quần bên mâm cơm cùng với vài con dông nướng vừa bẫy được ngoài rẫy, uống vài ly rượu hay vài lon bia thì sáng khoái biết mấy. Một ngày làm việc mệt nhọc cũng trôi qua, chỉ còn lại đầy ắp tiếng cười. Ngoài ra theo đông y còn xem thịt dông như một vi thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giảm đau, tiêu độc, kích thích tiêu hóa.
Thật may mắn, chúng tôi đã kịp thấu hiểu được cảm xúc đó của các bạn, bằng cách này hay cách khác, qua mạng xã hội hay kênh truyền thông, chúng tôi – “Dan Food – Cuộc Sống Mãi Tươi Xanh” với tinh thần trách nhiệm cao, sự uy tín hàng đầu mong muốn mang đặc sản quê hương Dông Cát Bình Thuận đến gần hơn tất cả mọi người để bạn được tận tay chế biến và thưởng thức món ăn dân dã mà độc đáo, thú vị này! Xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ của quý khách hàng!
Lê Hải Dân –
Món ăn Dông Cát nướng ở Bình Thuận ăn rất ngon, hương vị độc đáo, du khách nên đến đây thưởng thức một lần cho biết!
Lê Hải Dân –
good!